“điều tra” là gì? Nghĩa của từ điều tra trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động ĐT nhằm xác định tội phạm của người có hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Hoạt động ĐT phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can. Mọi hoạt động ĐT phải tuân theo pháp luật, chấp hành các nguyên tắc và thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền tiến hành các biện pháp ĐT hình sự được quy định cụ thể tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 17.4.1989.

hdg. Tìm hỏi, xem xét để biết rõ thực sự. Điều tra dân số. Bài phóng sự điều tra .

“Công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bộ luật tố tụng hình sự giành cả Chương VIII để quy định về điều tra. Điều tra để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây: Có hành vi phạm tội hay không? Nếu có thì theo khoản nào của Bộ luật hình sự? Ai là người phạm tội? Cố ý hay vô ý? Ai là đồng phạm, vv. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và mọi tình tiết cần thiết khác. Thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra. Điều tra xong phải có kết luận. Tuy theo kết luận mà có biện pháp xử lí thích đáng. Công tác điều tra rất quan trọng. Điều tra đúng là cơ sở đầu tiên để xét xử đúng; điều tra sai là sai ngay từ bước đầu, dễ dẫn tới xét xử sai. Công tác điều tra phải được tiến hành trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nếu hết hạn điều tra quy định mà vẫn không chứng minh được tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.”

Nguồn: Từ điển Luật học trang 157

Rate this post