I. NUÔI CẤY ĐỈNH SINH TRƯỞNG – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 924.5 KB, 77 trang )

Công nghệ Sinh học thực vật

– 27 –

Ở mỗi nách lá đều có chồi nách. Chồi nách thực chất có cấu tạo không khác

đỉnh sinh trưởng của thân. Do hiện tượng ức chế ưu thế ngọn nên chồi nách không

phát triển, nhưng khi được đánh thức và bắt đầu sinh trưởng chúng có cấu tạo giống

như đỉnh sinh trưởng ngọn.

Quá trình tổng hợp ADN của virus thực vật không xảy ra trong đỉnh sinh

trưởng do một cơ chế hiện nay không rõ. Vì vậy mô đỉnh sinh trưởng là mô duy

nhất sạch virus trong một cây nhiễm virus. Do đó trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào

đỉnh sinh trưởng được sử dụng để tái sinh những cây con sạch virus.

Do vùng mô phân sinh quá nhỏ, kỹ thuật tách đỉnh sinh trưởng được thực hiện

dưới kính lúp. Các đỉnh sinh trưởng kích thước 0,1 – 0,15 mm sẽ tạo ra được 100%

số cây con sạch bệnh và tỉ lệ này giảm dần đến kích thước 1 mm. Mặt khác, mẫu

cấy càng nhỏ càng khó tái sinh cây con và khả năng sống sót của mẫu cấy càng

giảm. Vì vậy, nói chung, kích thước tương đối thường sử dụng là dài từ 0,25 đến 1,0

mm. Xử lý nhiệt (Thermotherapy) các cây trước khi từ đó lấy đỉnh sinh trưởng có

thể làm tăng khả năng loại trừ virus. Một số hóa chất loại trừ virus, như ribavirein,

được bổ sung vào môi trường nuôi cấy sẽ làm tăng khả năng tái sinh cây con sạch

virus.

Khi đã tạo được cây con có đủ rễ, nó có thể được sử dụng làm nguyên liệu để

tạo dòng sạch bệnh phục vụ sản xuất.

Cây con nhân giống từ đỉnh sinh trưởng được sử dụng rất có hiệu quả đối với

nhiều loại cây thảo mộc. Các vật liệu thu được từ chương trình này đã trở thành

hướng sản xuất cây giống rất quan trọng đối với nhiều loại cây thương phẩm như

cẩm chướng, cúc, hoa lan, phong lữ, khoai tây, khoai lang, sắn, chuối và nhiều cây

khác. Chương trình này phức tạp hơn đối với các loài cây gỗ. Đối với nhóm cây

này phương pháp vi ghép là một giải pháp thay thế. Cải thiện các phương pháp vi

nhân giống cây gỗ có thể làm mở rộng tính hiệu quả của việc nhân giống nhóm

cây này.

Chúng ta hãy làm quen với kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng qua việc nuôi

cấy đỉnh sinh trưởng cây khoai tây và cây đòa lan Cymbidium.

1/ Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cây khoai tây.

Morel và Martin (1955) là những người đầu tiên dùng phương pháp nuôi cấy

đỉnh sinh trưởng để thu được cây khoai tây không chứa virus. Ngày nay phương

pháp này đã và đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Phương pháp này bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Lấy một củ khoai tây trồng vào một chậu đất trong điều kiện nhiệt độ và ánh

sáng bình thường. Khi mầm cao 15cm, lấy phần ngọn dài 6-8, cắt bỏ 2 lá dưới, cắm

vào một cái ly đựng đất mùn đã vô trùng, đậy một ly khác để tránh bò héo trong

vòng 10 ngày cho ra rễ.

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 28 –

Sau 3-4 tuần chuyển ly có cây vào điều kiện chiếu sáng 3000-4000 lux với

chế độ chiếu sáng 16h/ngày, nhiệt độ không khí 36oC ban ngày và 33oC ban đêm.

Sau đó 2 tuần cắt bỏ ngọn mầm để thúc các chồi nách phát triển. Sau khi xử lý

nhiệt 6 tuần, lấy phần ngọn chồi nách để tách đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ bớt lá và đặt

chồi trên một tờ giấy lọc ẩm trong một hộp lồng để tránh bò héo. Không cần thiết

phải vô trùng chồi nách trước khi làm thao tác tách đỉnh sinh trưởng, nhưng cần

tách trong điều kiện vô trùng và dụng cụ tách phải được vô trùng bằng cồn và nước

cất vô trùng. Dưới kính lúp có độ phóng đại X 25 dùng kim nhọn để gạt bỏ các lá

ngoài, để lộ đỉnh sinh trưởng với hai lá nguyên thủy. Dùng một mảnh dao cạo gắn

lên đầu một que sắt để cắt lấy mô đỉnh sinh trưởng có chiều dài khoảng 0,6mm.

Dùng kim nhọn đưa đỉnh sinh trưởng lên mặt môi trường thạch, giữ ở 23oC trong

điều kiện chiếu sáng16 giớ/ngày đêm. Sau vài tuần, khi cây đã lớn được 3 cm và có

rễ, có thể chuyển qua môi trường mới. Khi cây có nhiều lá, cắt đoạn và nhân lên

nhiều cây, đồng thời đưa chẩn đoán virus trên các cây chỉ thò như Gompherena

globa (virus X), Chenopodium amaraticolor (virus S và X), Solanum demisum

(virus Y).

Môi trường dùng để cấy đỉnh sinh trưởng của khoai tây là môi trường MS có

bổ sung 0,5mg/l IAA, 0,1mg/l GA và 100mg/l inozitol. Nếu thấy cây khoai tây khó

ra rễ, cần thêm 10mg than hoạt tính vào một ống nghiệm trước khi vô trùng. Dùng

ống nghiệm nhỏ 12 x 100mm, mỗi ống nghiệm 3,5ml môi trường.

Sau khi đã chắc chắn không còn virus trong cây khoai tây, các ống nghiệm

được đưa vào nhân giống và bảo quản.

Khi đã có được các dòng khoai tây không chứa virus, vấn đề đặt ra là phải

duy trì, bảo vệ được các dòng này không bò tái nhiễm. Phương pháp duy nhất có thể

duy trì được giống khoai tây sạch bệnh trong điều kiện ở nước ta là bảo quản trong

ống nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy mô. Hơn thế nữa, nhân giống khoai tây

bằng phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp nhân giống cực nhanh. Toàn bộ quy

trình nhân giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô phục vụ sản xuất bao

gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nhân giống trong ống nghiệm; Tùy theo diện tích gieo trồng, mỗi ha

cbỉ cần 50 ống nghiệm.

Bước 2: Khay mẹ: cắt và cắm các đoạn thân cây khoai tây từ ống nghiệm trên

cát ẩm trong một khay gỗ 40 x 60 cm.Mỗi đoạn thân có một lá, một chồi nách.

Khoảng cách cắm 3 x 3 cm. Che nắng, giữ ẩm 7 ngày đầu. Khi đoạn thân ra rễ tưới

dung dòch NPK loãng mỗi ngày một lần. Thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu,

bệnh. Sau một tháng cắt ngọn để nhân tiếp ở trên đất như mô tả ở bước 3. Sau khi

cắt ngọn 5-7 ngày, các chồi nách bật lên cũng được cắt tiếp để nhân trên đất. Khay

mẹ được sử dụng liên tiếp trên 12 tháng để cắt chồi ngọn.

Bước 3: Nhân trên luống mạ: Ngọn chính và các chồi thu trên luống cát được

cắm vào đất ẩm giàu dinh dưỡng (tỷ lệ 3 phần đất, 1 phần phân đã hoai) gọi là

luống mạ khoai tây. Hỗn hợp đất phân cần được vô trùng sơ bộ để trừ sâu bệnh và

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 29 –

được trải thành luống rộng 80 cm, dài 5 – 10 m. Bề dày lớp đất 6 – 8 cm. Khoảng

cách cắm ngọn 5 x 5 cm. sau khoảng 20 ngày lại tiếp tục cắt ngọn để tiếp tục nhân

sang luống mạ khác. Cứ như vậy các luống mạ khoai tây có thể khai thác liên tục

trong vòng 6 – 7 tháng.

Bước 4: Nhân giống trong bầu đất: Bầu đất làm bằng lá chuối cuộn tròn, kích

thước khoảng 3 x 8 cm, bên trong chứa đất giàu mùn như đối với khay mạ ở bước 3.

Ngọn và chồi thu hái ở bước ba được cắm vào bầu đất, mỗi bầu đất một ngọn. Che

nắng và giữ ẩm 4 – 5 ngày đầu. Khi cây đã ra rễ và vươn ngọn thì thì bỏ che và tưới

hàng ngày bằng dung dòch NPK loãng. 15 – 20 ngày sau khi cấy cây khoai tây có

bộ rễ phát triển mạnh, thân mập, ngọn vươn cao trên 10 cm, có thêm nhiều lá mới.

Lúc này có thể đem trồng ngoài đồng ruộng.

Bước 5: Cây khoai tây bầu đất được trồng với mật độ cao (100 ngàn cây/ha)

để hạn chế hình thành củ lớn, tạo nhiều củ nhỏ 15-50 gam.

Bước 6: Trồng củ nhỏ đã nẩy mầm với mật độ 30.000 cây/ha để sản xuất củ

giống. Khi thu hoạch, sau khi loại bỏ củ lớn để làm khoai thương phẩm, củ nhỏ và

trung bình dung làm giống cho thế hệ tiếp theo.

2/ Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng cây đòa lan.

Năm 1962 George Morel lần đầu tiên thành công trong việc nuôi cấy mô đòa

lan Cymbidium.

Ngày nay, kỹ thuật nhân giống Cymbidium bằng phương pháp nuôi cấy mô

đã được phổ biến rộng rãi. Ở nhiều nước bên cạnh việc sản xuất cây giống trên qui

mô công nghiệp còn sản xuất cây giống ở qui mô gia đình.

Kỹ thuật nhân giống Cymbidium bằng phương pháp nuôi cấy mô được thực

hiện qua các bước cơ bản như sau:

+ Chọn cây giống và mô phân sinh:

Chọn cây lan có nhiều đặc điểm tốt đáp ứng được mục tiêu kinh doanh;

– Lấy tế bào phân sinh từ các đọt cây, chồi ngủ và những chồi phát hoa còn

non. Nhưng đọt cây là tốt nhất cho việc nhân giống.

+ Chuẩn bò mô để nuôi cấy.

– Cắt các đỉnh sinh trưởng, bóc các lá bao, rửa sạch phần thân còn lại;

– Khử trùng bằng các chất diệt nấm khuẩn thường dùng như calcium

hypochloride 9-10%, natrium hypochloride 9-10% trong 5-30 phút và nước brôm 12% từ 2-10 phút. Ngoài ra, hydro peroxide 10-12% trong 5-10 phút và chlorua thủy

ngân 0,1-1,0% trong 2-10 phút cũng cho kết quả tốt đối với từng loại mô cấy.

Bóc nhẹ nhàng các lá non đến khi nhìn thấy mầm nhỏ bên trong;

Dùng dao nhọn lấy mầm đưa vào môi trường nuôi cấy.

Tất cả các thao tác trên đều phải tiến hành trong điều kiện vô trùng.

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 30 –

+ Môi trường nuôi cấy:

Môi trường thường dùng là môi trường MS, Vacin-Went hoặc Knudson C.

Sau khoảng 30 ngày từ đỉnh sinh trưởng hình thành các thể chồi (protocorm)

nhỏ li ti. Chia nhỏ các thể chồi này để cấy chuyền sẽ tạo ra được một số lượng lớn

thể chồi. Khi cấy chuyền sang môi trường thích hợp từ những thể chồi này sẽ hình

thành các cây con hoàn chỉnh.

Nhân giống hoa lan bằng phương pháp cấy mô trong một thời gian ngắn có

thể tạo ra một số lượng cây giống lớn cung cấp cho các cơ sở nuôi trồng tạo nguồn

hàng xuất khẩu.

Nuôi trồng, chăm sóc cây giống sau ống nghiệm.

Cây con trong các bình cấy khi mọc được 2 rễ tốt có thể chuyển ra ngoài

trồng vào chậu chung hoặc trồng thành luống. Trước khi trồng cây lan con từ trong

bình lấy ra cần được bỏ vào chậu nước để rửa sạch agar và vết tích môi trường bám

vào rễ. Chậu trồng lan và các dụng cụ để trồng lan con phải được khử trùng, sau đó

cho than củi hoặc gạch vụn vào khoảng nửa chậu rồi tuỳ thuộc loại lan cần trồng

mà thêm vào một lớp than, gạch nhuyễn hoặc dớn, xơ dừa cho gần đầy chậu.

Đặt các cây lan con vào chậu để rễ xen kẽ vào các lớp than, gạch và cọng

dớn. Mỗi chậu chung trồng khoảng 30-40 cây con. Dùng vỏ thông đặt chung quanh

chậu và giữa các cây để bảo vệ bộ rễ, không cho chúng lay động khi gió mạnh hoặc

khi tưới nước.

Sau khi trồng lan vào chậu chung, cần phải phun thuốc phòng trừ bệnh hại

như dung dòch captan hoặc thiuran pha một thìa cà phê trong ¼ lít nước. Các chậu

chung phải để ở nơi có mái che tránh nước mưa và ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu

vào cây con.

Cây lan con nuôi trồng trong chậu chung 4 tháng thì bắt đầu chuyển sang

chậu riêng kích thước nhỏ 8cm. Ngâm chậu chung vào nước 1 giờ để gỡ lan con ra

khỏi chất trồng, tránh tổn thương rễ của cây. Môi trường trồng cây lan ở giai đoạn

này cũng giống như giai đoạn chậu chung. Khi cây lan đã có 4-6 lá thì chuyển sang

chậu cỡ 11-12cm. Trồng và chăm, sóc lan con trong chậu vừa cho đến khi rễ phát

triển ra ngoài chậu; cây có khoảng 6-8 lá thì chuyển sang chậu cỡ lớn 15-17cm và

chăm ssóc cho đến khi ra hoa.

Toàn bộ lan con trồng trong chậu chung, chậu riêng, chậu vừa được đặt lên

sạp cao 50cm, trên sạp có giàn che nắng bằng lưới polyethylen màu xanh hoặc màu

đen cao 2,5-3m so với mặt đất. Tưới nước và bón phân theo yêu cầu đối với từng

loại lan.

Để tạo điều kiện cho cây lan sinh trưởng và phát triển tốt cần phải sử dụng

chế độ bón phân hợp lý.

Cây lan con sau khi ra khỏi bình cấy từ giai đoạn lúc trồng ở chậu chung cần

thiết phải tăng cường dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn này cần giúp cho cây sinh

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 31 –

trưởng mạnh nên cần bón phân đạm với tỷ lệ cao hơn lân và kali. Tốt nhất là bón

phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 năm ngày một lần vào mùa nắng và 10-15 ngày một

lần vào mùa mưa.

Ở giai đoạn cây lớn cần phải cung cấp dinh dưỡng đảm bảo cho cây sinh

trưởng và phát triển mạnh. Nếu chế độ dinh dưỡng và chăm sóc không tốt sẽ ảnh

hưởng lớn đến sự ra hoa và chất lượng hoa.

Mỗi giống lan, mỗi loài lan có những yêu cầu chăm sóc khác nhau. Nhưng đối

với giai đoạn này có thể áp dụng chế độ phân bón như sau:

Cứ 5 ngày tưới phân một lần:

Lần 1 dùng loại phân 20-20-20 và vi lượng hoặc pha chế NPK theo tỷ lệ trên;

Lần 2 dùng nước tiểu người hoặc phân heo, phân bò, bột cá.

Nước tiểu: pha 1 pnần nước tiểu + 30 phần nước;

Phân heo: pha 1 phần phân + 100 phần nước;

Phân bò: pha 1 phần phân + 30 phần nước.

Lần 3 dùng loại phân tương tự như lần 1.

Sau đó lần 4 lặp lại như lần 2, lần 5 lặp lại như lần 1, lần 6 lặp lại như lần 2…

Giai đoạn ra hoa là giai đoạn cuối cùng của quá trình nuôi trồng và có ý nghóa

quyết đònh đến kết quả thu hoạch sản phẩm. Về chế độ dinh dưỡng, khi vườn lan

gần đến thời kỳ ra hoa phải tăng cường tưới bón tỉ lệ lân cao cho cây. Phân hỗn

hợp dùng tưới bón trong giai đoạn này là loại phân:

6-30-30 và vi lượng;

6-30-20 và vi lượng;

Hoặc pha chế các loại phân N-P-K theo các tỉ lệ trên.

Trên cơ sở nghiên cứu sinh học phát triển của Cymbidium người ta đã ghi

nhận được rằng từ tháng 6 đến tháng 8 bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản. Để

thúc đẩy sự phát triển của cơ quan này cần bón nhiều các loại phân phospho và

kẽm, đồng thời cần nâng cao nhiệt độ của môi trường.

Một phát hiện lý thú khác là để tăng số lượng hoa cần tạo ra pH-stress vào 10

ngày thứ hai của tháng bảy bằng cách trong vòng một tuần cần thay đổi pH môi

trường 1,5-2,0 đơn vò bằng cách bón cacbonat canxi 0,8%. Sau đó giảm từ từ pH

của môi trường cùng với tăng cường đột ngột việc bón phospho cho cây. Việc tạo

pH-stress để kích thích cây ra nhiều hoa chỉ đem lại kết quả tốt nếu đảm bảo chế

đô dinh dưỡng cho cây như đã giới thiệu ở trên.

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 32 –

II. NHÂN GIỐNG BẰNG CON ĐƯỜNG PHÁT SINH PHÔI VÔ

TÍNH

Ở thực vật bậc cao phôi là sản phẩm tự nhiên của quá trình thụ tinh trong sinh

sản hữu tính. Tuy nhiên, phôi cũng có thể hình thành từ các tế bào soma qua quá

trình nuôi cấy in vitro. Phôi loại này được gọi là phôi vô tính (somatic embryos).

Phát sinh phôi vô tính là sự phát triển phôi từ các tế bào và mô soma trong

các hệ thống nuôi cấy in vitro. Đầu tiên, trong nghiên cứu các hệ thống huyền phù

Steward đã phát hiện được rằng các tế bào cà rốt khi xử lý bằng sữa dừa sẽ ngừng

phân chia và phân hóa thành các cấu trúc tương tự như phôi có tên gọi là embryoid.

Cũng vào thời gian này Reinert độc lập phát hiện hiện tượng như vậy ở cà rốt nuôi

trên thạch có sử dụng các nồng độ auxin như yếu tố gây cảm ứng. Từ đó các mô

đặc trưng thuộc các loài khác nhau được tìm thấy có khả năng tạo phôi vô tính

trong các hệ thống nuôi cấy hoặc có thể được cảm ứng tạo phôi vô tính bằng cách

xử lý đặc biệt đối với môi trường. Phôi vô tính phát triển thông qua các giai đoạn

tương tự như phôi hình thành từ hợp tử. Tuy nhiên, kích thước cuối cùng của lá mầm

thường nhỏ và không có sự phát triển của phôi nhũ hoặc vỏ hạt. Các gen kéo theo

khả năng tạo phôi vô tính và sự điều hòa hoạt động của các gen là như nhau ở

phôi vô tính và phôi hữu tính.

Phôi vô tính tạo ra tiềm năng sản xuất hàng loạt cây con như những cây sinh

ra từ hạt giống. Cây giống được tạo ra bằng phương pháp này bao gồm các loại cây

trồng ngoài đồng (lúa, cỏ linh lăng, đậu tương, cây ăn quả), các loại rau (cà rốt,

cần tây, xà lách), Cây trồng trên đồn điền (cọ dầu, cà phê) và các loại cây rừng.

Để biến khả năng này thành hiện thực phải giải quyết toàn bộ các vấn đề kỹ thuật

và chế tạo các phương tiện nuôi trồng. Vấn đề biến đổi tính di truyền trong số cây

con tạo ra cần phải có sự hiểu biết sâu sắc và có biện pháp kiểm tra cẩn thận. Dù

sao, sử dụng quy trình này là rất hứa hẹn đối với nhiều loại cây trồng.

Phát sinh phôi vô tính có thể hữu ích đối với việc tách các biến đổi tính di

truyền của các dòng vô tính bên trong tập đoàn các tế bào nhằm mục đính hoàn

thiện tính di truyền của cây giống. Công việc này có thể thực hiện được do nguồn

gốc tế bào đơn của phôi vô tính. Tính biến đổi của các dòng vô tính đôi khi được di

truyền bên trong cây nguồn xuất phát từ các hệ thống sinh callus, được cảm ứng

bởi các mutagent hoặc được tạo ra bằng công nghệ gen.

Phôi vô tính phát triển từ một số tế bào. Điều này làm cho chúng trở thành

mục tiêu hấp dẫn để thực hiện biến đổi tính di truyền. Một trong những phương

pháp biến đổi tính di truyền của những tế bào này là phương pháp sử dụng súng

bắn gen. Sự tái sinh các phôi vô tính từ những tế bào này sẽ tạo ra được những cây

có tính di truyền đã biến đổi.

Quy trình tạo phôi vô tính được xác lập đối với từng kiểu gen. Thông thường,

quy trình này bao gồm các giai đoạn sau đây:

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Công nghệ Sinh học thực vật

– 33 –

+ Giai đoạn 1: Chọn cây giống có vật liệu nuôi cấy thích hợp: Việc chọn

nguồn vật liệu nuôi cấy là quyết đònh quan trọng nhất và đòi hỏi sự phân tích chu

đáo khả năng tạo phôi của các nguồn mẫu cấy khác nhau trong cây làm giống. Giai

đoạn này bao gồm các công việc tạo callus, tạo huyền phù tế bào hoặc tạo

protoplast bằng các phương pháp mô tả trong giáo trình này.

+ Giai đoạn 2: Cảm ứng khả năng tạo phôi trong các tế bào nuôi cấy. Việc

cảm ứng là rất cần thiết đối với nhóm tế bào và mẫu cấy không có khả năng tạo

phôi. Sự cảm ứng được thực hiện bằng cách chuyển các tế bào cần cảm ứng sang

môi trường cơ bản có nồng độ auxin cao. Loại auxin có hiệu quả nhất là 2,4-D

hoặc hỗn hợp sữa dừa với nồng độ thấp của NAA. Sau một hoặc hai tuần một số tế

bào tiền phôi có thể xuất hiện. Những khối tế bào và tiền phôi lớn có thể được tách

ra dựa vào sự khác biệt về kích thước để chuyển sang môi trường phân hóa. Những

tế bào nhỏ hơn có thể được cấy chuyền để tiếp tục sản xuất phôi vô tính.

+ Giai đoạn 3:Phân hóa và sự thành thục của phôi vô tính. Sau khi cảm ứng

khả năng tạo phôi vô tính trong môi trường chứa auxin, khối tế bào tiền phôi được

chuyển sang môi trường cơ bản có hàm lượng nitơ cao và không chứa auxin. Phôi

vô tính xuất hiện từ các tế bào đơn trong khối tế bào nuôi cấy, phát triển tính phân

cực và tiếp theo là quá trình giống như tạo phôi bình thường. Sự phát triển có thể

thay đổi về tốc độ và mức độ xuất hiện các biểu hiện không bình thường với các

phôi thứ cấp hình thành trên phôi sơ cấp. Tính đồng bộ và sự phát triển bình thường

có thể đạt được bằng cách ly tâm theo tỷ trọng để tách các khối tiền phôi theo các

kích thước khác nhau. Bổ sung acid abscisic vào môi trường sẽ làm tăng tính đồng

nhất và đẩy mạnh sự phát triển bình thường của phôi.

+ Giai đoạn 4: Tạo cây con. Các phôi vô tính thành thục có kích thước bình

thường có thể được đặt lên môi trường thạch không có bất kỳ loại auxin nào nhưng

chứa cytokinin nồng đôï thấp để tái sinh cây con hoàn chỉnh.

+ Giai đoạn 5:Đưa cây con ra vườn ươm. Sau khi lá và rễ đã hình thành cây

con cần được đưa ra vườn ươm và chăm sóc như mọi cây con khác.

Một sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện nhờ sáng chế và sử dụng các bình

phản ứng kích thước lớn để tái sinh phôi tương tự như các thiết bò lên men hoặc

thiết bò nuôi cấy số lượng lớn vi sinh vật và tế bào để tạo ra các sản phẩm công

nghiệp hoặc dược liệu

Chúng ta sẽ làm quen với phương pháp nhân giống bằng cách tạo phôi vô tính

trong ống nghiệm qua ví dụ đối với cây cà phê.

Các phôi vô tính cà phê có màu trắng, ban đầu hình cầu nhỏ, sau đó biến đổi

thành dạng tim, thủy lôi, và cuối cùng là sự xuất hiện hai lá sò xanh và hệ rễ. Sự

phát triển của phôi vô tính cà phê rất giống với sự phát triển của phôi hữu tính từ

hạt.

Phương pháp nhân giống cà phê bằng cách tạo phôi vô tính trong ống nghiệm

được thực hiện như sau:

GS.TS. Mai Xuân Lương

Khoa Sinh học

Rate this post