KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ ODO – Thắng Hiền

Kiến Thức Về Đồng Hồ Cổ Odo
Có thể nói không có một hãng Đồng hồ cổ nào lại in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam như hãng đồng hồ Odo, nói đến đồng hồ côn cổ, đồng hồ treo tường cổ là người ta nghĩ ngay đến 2 từ Odo. Cũng dễ hiểu thôi bởi tiếng chuông ngân nga của bản nhạc Westminster vang lên từ chiếc đồng hồ cổ Odo đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ mỗi người chúng ta.
Đồng hồ treo tường được du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền giáo do người Pháp mang sang, nó xuất hiện đầu tiên và nhiều nhất ở các vùng ven biển của nước ta, nơi có rất nhiều nhà thờ thánh đường của người dân công giáo.
Về kiến thức của đồng hồ cổ Odo có rất nhiều khái niệm mà chúng ta cần tìm hiểu. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng chia sẻ rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu nhất từ những kiến thức cơ bản cho những người mới bắt đầu tìm hiểu.

Tổng quan 1 chiếc đồng hồ Odo thường gặp
1) Mặt Số:
Bát giác nằm, bát giác đứng, mặt tròn, mặt quai chảo, số vẽ (In), số nổi, số dán, số chân cài…
2) Kim:
Số 8, lá lúa, hình tháp, mắt ngỗng, hình khối thủng…

Các bác tự phân biệt theo cảm quan nhé !

3) Máy
-) Máy 3 vách, máy 1 vách:
-) Máy 3 vách bệt, 3 vách kiềng
-) Máy vách hoa dâu, máy vách trơn (láng)
-) Máy 3 vách kín, 3 vách hở
dong-ho-co-odo-may4
-) Máy triện hình quả trứng, máy triện hình quả trám, máy không triện
-) Máy 24, 30, 36

24, 30, 36 là kích thước chiều dài danh nghĩa của tay lắc đồng hồ.
Các bác cứ hiểu nôm na nó là như thế này cho dễ hiểu. Đặt 3 chiếc đồng hồ máy: 24, 30, 36 cạnh nhau thì quả lắc của máy 24 ngắn nhất, xong đến máy 30 dài hơn tí, và dài nhất là máy 36.
Do lắc dài ngắn khác nhau nên vỏ thùng tương ứng với mỗi loại máy cũng dài ngắn theo để phù hợp. Thùng máy 24 thường là dạng vỏ bè, còn máy 36 là dạng thon dài.

Về cơ bản thì máy 24 và 30 giống nhau đến 96,69% cheeky như đã nói ở trên là nó chỉ khác nhau về chiều dài tay lắc.
Máy 36 thì khác hẳn so với 2 loại máy kia.
Chắc chắn ai đã từng chơi từng tìm hiểu, thậm chí chưa từng chơi đồng hồ côn cổ cũng đã từng được nghe qua qua người ta thường nói tới đồng hồ Odo: 54, 57, 62 vậy nhiều bác sẽ thắc mắc 54,57,62 là gì? như đã xem hình ảnh ở trên tại sao trên máy chỉ thấy có triện mấy số 24, 30, 36 mà lại gọi là 54,57, 62?
Em sẽ dành riêng 1 bài viết giúp các bác phân biệt các tên gọi đó, và sẽ update sau.
Thực ra mấy cái tên gọi đó chỉ là do người Việt Nam mình tự đặt ra. Chứ trở về nước Pháp quê hương của Odo hỏi mấy anh Tây mũi lõ có biết Odo 54, 57, 62 không đảm bảo mấy anh ý lắc đầu nguây nguẩy! cheeky

4 ) Gông ( Côn )

-) 8 gông, 5 gông (Chơi 1 bản nhạc). 6 gông, 10 gông (Chơi hai bản nhạc)
-) Gông 1 hàng, gông 2 hàng
-) Gông đóng, gông xoáy (Vít)
-) Củ Gông có đóng số: 111, 121. Củ gông không đóng số
-) Củ gông lòng máng trắng, lòng máng đen, củ óc chó, củ gông chữ M (Chỉ có ở 36-10)
-) Củ gông đen, củ xám, củ nâu
-) Gông đồng, gông thép, bên đồng bên thép, 7 thép 1 đồng

Rate this post