Tự điển – Huệ Nhãn, Tuệ Nhãn

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Huệ Nhãn, Tuệ Nhãn. Ý nghĩa của từ Huệ Nhãn, Tuệ Nhãn theo Tự điển Phật học như sau :

Huệ Nhãn, Tuệ Nhãn có nghĩa là:

(慧眼): có ba nghĩa khác nhau. (1) Là thuật ngữ Phật Giáo, chỉ cho một trong Ngũ Nhãn (s: pañca cakṣūṃṣi, p: pañca cakkhūni, 五眼), tức là con mắt trí tuệ của Nhị Thừa; cũng chỉ chung cho trí tuệ có thể chiếu thấy rõ thật tướng của các pháp. Như trong Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh (維摩詰所說經, Taishō Vol. 14, No. 475), quyển Trung, Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn (入不二法門品) có giải thích về Huệ Nhãn rằng: “Thật kiến giả thượng bất kiến thật, hà huống phi thật, sở dĩ giả hà ? Phi nhục nhãn sở kiến, Huệ Nhãn nãi năng kiến, nhi thử Huệ Nhãn, vô kiến vô bất kiến, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn (實見者尚不見實、何況非實、所以者何、非肉眼所見、慧眼乃能見、而此慧眼、無見無不見、是爲入不二法門, cái thấy thật còn không thấy thật thay, huống gì chẳng phải thật, vì cớ sao vậy ? Chẳng phải mắt thịt thấy được, mà Huệ Nhãn [con mắt trí tuệ] mới có thể thấy, mà Huệ Nhãn này, không thấy và không phải không thấy, đó là đi vào pháp môn Không Hai).” Hay trong bài thơ Tặng Am Trung Lão Tăng (贈庵中老僧) của Đường Thuận Chi (唐順之, 1507-1560) nhà Minh có câu: “Nghiệp tịnh Lục Căn thành Huệ Nhãn, thân vô nhất vật ký mao am (業淨六根成慧眼、身無一物寄茅庵, nghiệp sạch Sáu Căn thành Huệ Nhãn, thân không một vật gởi am tranh).” Trong Viên Giác Kinh Giáp Tụng Tập Giải Giảng Nghĩa (圓覺經夾頌集解講義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 10, No. 253) còn cho biết rằng: “Thâm ngộ luân hồi tức Huệ Nhãn, phân biệt tà chánh tức Pháp Nhãn; nhiên Huệ Nhãn chứng chơn, Pháp Nhãn đạt sự; hựu Huệ Nhãn tức Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức Hậu Đắc Trí (深悟輪迴卽慧眼、分別邪正卽法眼、然慧眼證眞、法眼達事、又慧眼卽根本智、法眼卽後得智, biết sâu luân hồi tức là Huệ Nhãn, phân biệt đúng sai tức là Pháp Nhãn; tuy nhiên Huệ Nhãn thì chứng chơn, Pháp Nhãn thì đạt về sự; lại nữa, Huệ Nhãn tức là Căn Bản Trí, Pháp Nhãn tức là Hậu Đắc Trí).” (2) Nhãn lực nhạy bén, tinh anh. Như trong tập Âu Bắc Thi Thoại (甌北詩話), bài Ngô Mai Thôn Thi (吳梅村詩) của Triệu Dực (趙翼, 1727-1814) nhà Thanh có câu: “Thử thi nhân huệ nhãn, thiện ư thủ đề xứ (此詩人慧眼、善於取題處, con mắt nhạy bén của nhà thơ này, khéo ở chỗ nắm bắt đề tài).” Hay trong tập Dạ Thu Vũ Đăng Lục (夜雨秋燈錄), Truyện A Hàn (阿韓傳) của tiểu thuyết gia Tuyên Đỉnh (宣鼎, 1832-1880) nhà Thanh lại có câu: “Nhi Hàn năng ư phong trần trung độc cụ tuệ nhãn, nữ hiệp dã (而韓能於風塵中獨具慧眼、女俠也, mà trong phong trần, riêng một mình A Hàn có thể có đủ con mắt tinh anh, đúng là nữ hiệp vậy).” (3) Chỉ cho tròng mắt đẹp. Như trong tập đề vịnh Hồng Vi Cảm Cựu Ký (紅薇感舊記) do Phó Truân Cấn (傅屯艮, 1883-1930, tự Văn Lương [文渠]) sáng tác, có câu: “Năng tương huệ nhãn khán tài tử, khảng khái bi ca úy tịch liêu (能將慧眼看才子、慷慨悲歌慰寂寥, thường lấy mắt đẹp nhìn tài tử, hăng hái buồn ca sợ tịch liêu).”

Trên đây là ý nghĩa của từ Huệ Nhãn, Tuệ Nhãn trong mạng lưới hệ thống Tự điển Phật học trực tuyến do Cổng tin tức Phật giáo Nước Ta phân phối. Các từ khóa khác về Phật học trên mạng lưới hệ thống sẽ được liên tục update .

Rate this post