Thời điểm này, trên trà lúa chiêm xuân chính vụ đang trong giai đoạn đứng cái và làm đòng; trà lúa muộn trong thời kỳ đẻ nhánh. Tuy nhiên khi gặp thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài sẽ rất dễ khiến cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và dịch bệnh gây hại làm giảm năng suất lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh gây hại và đảm bảo năng suất lúa, Trạm khuyến nông huyện Lục Ngạn đã có công văn hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp chăm sóc lúa trong giai đoạn này.
![]() |
Cán bộ Trạm khuyến nông thường xuyên thăm đồng ruộng để kịp thời khuyến cáo bà con biện pháp chăm sóc và phong trừ sâu bệnh cho lúa thời kỳ làm đòng |
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh: bà con nông dân nên để mức nước thấp tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, ạt dảnh hữu hiệu cao. Khi lúa đã đẻ đủ số nhánh (trung bình được khoảng 7-8 nhánh/khóm nếu để mật độ 45 đến 50 khóm/m2, được 10 đến 11 nhánh/khóm nếu mật độ để 30 đến 35 khóm/m2) tiến hành đưa nước ngập sâu trở lại ruộng để tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh đã đẻ và hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.
Giai đoạn lúa đứng cái: Khi lúa chuẩn bị đứng cái có thể tháo nước cạn, nhằm giúp rễ ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng và hạn chế đổ ngã về sau, đồng thời giúp cho lá lúa đứng thẳng giúp cây quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn. Sau đó lấy nước về ruộng và tiến hành bón thúc để đón đòng. Bón thúc đón đòng quyết định phần lớn năng suất của lúa vì đây là thời kỳ quyết định số hạt/bông và cần bón phân đúng thời điểm mới có hiệu quả cao. Thời điểm bón đón đòng là khi 2/3 số cây trên ruộng lá chuyển màu vàng chanh, chóp lá thắt eo. Lượng phân bón gồm: phân urê bón từ 1 đến 2 kg trên sào tùy theo màu xanh của lá lúa; Kali bón từ 4 đến 6 kg trên sào ( lưu ý đối với những ruộng lúa có bộ lá quá xanh, tốt lốp thì không bón đạm mà bón tăng lượng Kali).
Giai đoạn lúa làm đòng, tỗ bông: Nếu lúa sinh trưởng còn xấu bà con nông dân cần bón thúc đòng, nuôi hạt bằng phân dễ tiêu như: đạm, Kali hay các loại phân bón qua lá…Khi lúa làm đòng đến trỗ xong cần phải giữ đủ nước trong ruộng, không để lúa thiếu nước.
Khi lúa bắt đầu chín uốn câu cho đến thu hoạch rễ lúa phát triển kém nếu để úng nước cây lúa sẽ suy yếu, vì vậy chỉ cần giữ đủ ẩm để lúa đủ sức nuôi hạt và chống đổ. Thời gian từ lúa chín nửa bông đến khi thu hoạch cần tháo cạn nước cho lúa chín đều và tháo kiệt nước trước gặt từ 5 đến 7 ngày.
Khi lúa đã chín khoảng 85% bà con nông dân bắt đầu thu hoạch để giữ được chất lượng gạo, nếu để lúa quá chín sẽ dễ bị rụng, hao hụt nhiề khi thu hoạch, hạt gạo khi đó sẽ dễ gãy.
Trạm khuyến nông huyện Lục Ngạn cũng lưu ý: bà con nông dân cần thường xuyên thăm ruộng, kịp thời phát hiện và phòng trừ các đối tượng sâu hại như: Bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu bằng một số loại thuốc sau: Regent 800WG, Actara 25WG, Padan 95SP, và Oturs 5SC…; Phòng trừ bệnh hại như Khô vằn, đạo ôn cổ bông, đốm sọc vi khuẩn bằng một số loại thuốc như: Tilt super; Anvil; 5SC; Aivan 6,4SL…Phòng trừ bệnh đen lép hạt, khô vằn bằng thuốc Tilt Super; Validacin; Anvil, Nativo trước và sau khi lúa trỗ. Việc sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và đảm bảo thời gian cách ly phù hợp.
Vũ Đoàn
Source: https://blogchiase247.net
Category: Hỏi Đáp