“bình đẳng” là gì? Nghĩa của từ bình đẳng trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá… không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó, trước tiên và cơ bản nhất là BĐ trước pháp luật. BĐ đã được quan niệm và thực hiện một cách khác nhau qua các thời kì lịch sử với các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Thủ tiêu các đặc quyền, đặc lợi phong kiến, xác lập sự BĐ của mọi người trước pháp luật là một tiến bộ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Song sự BĐ đó không thể triệt để trong một xã hội có sự cách biệt lớn giữa người giàu và người nghèo, người áp bức bóc lột với người bị áp bức bóc lột. Sự BĐ toàn diện và triệt để chỉ có thể thực hiện khi nào xoá bỏ được tình trạng không BĐ trong quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, xoá bỏ được cơ sở của sự bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi trong xã hội.

ht. Ngang nhau về thứ bậc và quyền hạn. Mọi người đều bình đẳng trước pháp lý .

“Quyền cơ bản của con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia bảo đảm. Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh của nhân loại chống chế độ phân chia đẳng cấp của nhà nước phong kiến, được ghi vào Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ “”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”” và Tuyên ngôn nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) của Cách mạng Pháp năm 1789 “”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi””. Tuy nhiên không phải ở các nước phương Tây đều có bình đẳng, có nước tình trạng bất bình đẳng còn được ghi vào pháp luật. Năm 1948, Liên hợp quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về “”nhân quyền””, khẳng định ở Điều 1 “”Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm chất và các quyền””… Hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam tham gia, lại một lần nữa đề cập đến quyền bình đẳng. Nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng vì quyền này gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Quyền bình đẳng phải được cụ thể hóa thành quyền: bình đẳng của công dân trước pháp luật; bình đẳng dân tộc; bình đẳng của phụ nữ với nam giới; bình đẳng trước tòa án.”

Nguồn: Từ điển Luật học trang 50

Rate this post