Về kỹ thuật nuôi giấm chè và tác dụng chữa bệnh của giấm chè

Thứ Hai 09/11/2009, 12 : 44 ( GMT + 7 )

* Xin cho biết về kỹ thuật nuôi giấm chè và tác dụng chữa bệnh của giấm chè?

Lương Văn Nhàn, Hưng Khánh, Trấn Yên, Yên Bái

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn thì nên gọi là “trà giấm”. Dùng giấm nói chung và trà giấm nói riêng là một trong những biện pháp chữa bệnh dân gian độc đáo và giàu tính tự nhiên của y học cổ truyền phương Đông, đặc biệt ở Trung Quốc. Cách chế trà giấm là dùng ngay giấm ăn thường ngày (tất nhiên phải là loại giấm đảm bảo chất lượng) mà ngâm với lá trà, thường sau 7 – 10 ngày là có thể dùng được. Công năng của trà giấm là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tác dụng của giấm và tác dụng của lá trà. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, giấm vị chua đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thực hoá tích và giải độc sát trùng, thường được dùng để chữa chứng chóng mặt sau khi sinh con, tích trệ thức ăn, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, lở ngứa vùng âm hộ, mụn nhọt, đinh độc, ngộ độc thực phẩm… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, giấm có tác dụng kích thích tiêu hoá, nâng cao công năng miễn dịch của cơ thể, điều hoà huyết áp và chống lão hoá, được coi là thực phẩm lý tưởng cho những người bị viêm dạ dày thể thiểu toan, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, sỏi đường tiết niệu, viêm gan, dị ứng với thuỷ hải sản, dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp… Lá trà vị ngọt đắng, có tác dụng dược lý rất phong phú như làm hưng phấn thần kinh trung ương, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và đường máu, chống ngưng tập tiểu cầu và vữa xơ động mạch, chống phóng xạ và ung thư, cải thiện công năng miễn dịch, lợi niệu, kháng khuẩn và virus, chống lão hoá… được coi là thứ thực phẩm rất có lợi cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu đường, chậm nhịp tim, bệnh lý động mạch vành tim… Đối với những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường… việc dùng trà giấm là rất tốt. Ngoài việc uống trà giấm, kinh nghiệm dân gian còn dùng giấm ngâm lạc, giấm ngâm đậu tương, giấm hoà đường phèn, giấm hấp trứng gà, giấm ngâm rong biển, giấm ngâm nấm hương… uống hoặc ăn để phòng chống bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thể đa toan hoặc đang dùng một số loại kháng sinh kỵ môi trường axít thì không nên dùng trà giấm. Khi sử dụng phải chọn loại giấm tốt, hết sức tránh loại giấm làm từ cồn. Trà giấm chỉ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu cao huyết áp, tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc hạ áp đang dùng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Theo tôi, trước đây giấm trà được gọi là Thủy hoài sâm và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dùng loại nước chè nào cũng được, thêm đường và ” cái giấm ” vào để lên men đến độ chua nhất định thì dùng để uống như nước giải khát. Khi nhạt thì thêm nước chè và đường cho lên men tiếp. Tôi đã quan sát và thấy trong ” cái giấm ” có nấm men và vi trùng lên men acid gluconic ( chứ không phải lên men giấm – acid acetic ). Đây là loại nước uống có lịch sử vẻ vang truyền kiếp ở Trung Quốc và thấy có lợi cho sức khỏe thể chất. Tuy nhiên chưa thấy có tài liệu khoa học chính thức nào công bố về hiệu suất cao chữa bệnh ( giống như nội dung trong các tờ rơi chụp photocopy ). Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhưng đừng kỳ vọng chữa được các bệnh như ghi trong các tờ rơi .

* Nhắn bạn Lương Ngọc Sơn, Yên Bình, Ý Yên, Nam Định

Tôi đã nhắn nhiều lần là các yếu tố về pháp lý, chính sách, chủ trương xin các bạn gửi về phân mục Luật sư của bạn cũng ở báo NNVN. Nếu gửi thư điện tử thì theo địa chỉ : [email protected]

Rate this post