Một cách nhìn về sự chung thủy trong tình yêu

Vợ và chồng không có quan hệ huyết thống nhưng tình cảm này hết sức gắn bó, đẹp đẽ và thiêng liêng, chỉ có thể là một; trừ khi một trong hai người mất đi hoặc vì lý do nào đó không còn chung sống nữa.

“ Thủy ” là khởi nguồn, mở màn, “ Chung ” là cuối, kết thúc. Người ta dùng từ chung thủy để nói lên khái niệm không đổi khác, trước sao sau vậy và đặc biệt quan trọng dùng để miêu tả đặc thù xinh xắn của mối quan hệ, sự kết nối vợ chồng. Tùy theo ý niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc bản địa, từng vương quốc qua từng thời kỳ mà ý niệm về sự chung thủy hay nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng có nhiều độc lạ .

Trong suốt quá trình giáo hóa của mình Đức Phật đã không ít lần nhắc nhở người nữ phải giữ gìn tiết hạnh và người nam không được sanh tâm tà vạy, vì sự thủy chung cũng như những quy chuẩn đạo đức khác đều được Ngài chú trọng. Xét về bản chất các mối quan hệ giữa người với người thì quan hệ vợ chồng có tính chất khác biệt hẳn.

Ví như chỉ có duy nhất một cha mẹ sinh ra ta, mối quan hệ này vô cùng thiêng liêng, thế nhưng ta vẫn có thể có thêm một hay nhiều cha mẹ nuôi vẫn là điều tốt đẹp và hoàn toàn được chấp nhận. Hoặc ta chỉ có chừng ấy anh chị em ruột thịt máu mủ nhưng vẫn có quyền có thêm nhiều anh chị em kết nghĩa, nhận con nuôi. Riêng vợ và chồng, không có quan hệ huyết thống nhưng tình cảm này hết sức gắn bó, đẹp đẽ và thiêng liêng, chỉ có thể là một, trừ khi một trong hai người mất đi hoặc vì lý do nào đó không còn chung sống nữa. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến mọi vấn đề trên cơ sở đạo đức của truyền thống dân tộc và quy định của luật pháp nước ta chứ không nói rộng ra các dân tộc khác hay các thời kỳ khác.

Trong năm giới Phật dạy người tại gia phải giữ thì vấn đề này nằm ở giới thứ ba, tuy nhiên khác với những giới kia, khi ta phạm giới tà dâm cùng lúc ta cũng phạm luôn bốn giới còn lại. Tại sao lại như thế? Khi có mối quan hệ với người khác ngoài vợ hoặc chồng là ta đã phạm thêm giới thứ hai vì trộm tình cảm, trộm vợ trộm chồng người khác. Ta phạm giới thứ nhất vì đã giết chết niềm tin của vợ, chồng mình, làm cho người ấy chết dần chết mòn trong ghen tuông và đau khổ.

Ta phạm giới thứ tư vì đã dối gian, giấu diếm, thiếu chân thật. Ta đã phạm giới thứ năm vì như một con nghiện càng lúc càng lún sâu vào sự si mê, không thoát ra được. Theo quy định của luật pháp, chỉ khi nào hai người ăn ở như vợ chồng mà bị phát hiện và phải có chứng cứ thì mới kết thành tội phạm, nhưng xét trên khía cạnh đạo đức thì dù trong ý nghĩ đã phạm lỗi rồi, khoảng cách giữa lỗi đến tội không phải quá xa.

Tất cả đều khởi lên từ ý, thân sẽ thực hiện, chẳng thế mà Đức Phật đã dạy “Không được sanh tâm tà vạy”, tức chỉ mới là ý nghĩ cũng vậy, xét trên cơ sở đạo đức thì một khi đã có vợ hoặc chồng còn tơ tưởng đến người khác, thế gian hay gọi là “ngoại tình tư tưởng” đã là có tội rồi. Không khác gì như rượu chè, ma túy hay các chất gây nghiện khác, tất cả cũng chỉ bắt đầu từ ý nghĩ rồi đến hành động, từ nếm thử một, hai lần rồi lún sâu vào nghiện ngập và thành tội lỗi lúc nào không biết.

Vì thế, đừng bao giờ xem thường một việc nhỏ, dù xấu hay việc tốt, như lời Phật dạy “Đừng xem thường một việc ác nhỏ, vì từ nhiều việc ác nhỏ sẽ thành việc ác lớn”. Phật cũng dạy ta mỗi việc làm dù lớn hay nhỏ, dù tốt hay xấu, dù ta cố tình che giấu hoặc không ai hay biết thì công tội vẫn rõ ràng, đều được ghi nhận và giải quyết theo luật nhân quả, không cách nào tránh được, dù ta có tin hay cố tình không muốn tin cũng thế.

Cám dỗ luôn ẩn nấp mọi nơi, mọi lúc, là một trong những chướng ngại ta cần phải nhiều lần vượt qua trong đời. Ta khác loài khác vì bên cạnh bản năng ta còn được ban cho lý trí để cầm cân nảy mực, để chỉ đường dẫn lối biết điều phải điều quấy, biết việc nên làm và không nên làm. Vì thế chỉ có con ma trong chính ta đã che mờ ánh sáng của lý trí để ta hoàn toàn hành động theo bản năng, cảm xúc, ham muốn nhất thời, để kéo theo bao nhiêu hệ lụy.

Cần phải biết chính xác giá trị chân thực và to lớn của những gì ta đang có để trân trọng, giữ gìn, nuôi dưỡng, vì tình cảm hay hạnh phúc và nhiều thứ khác trên đời cũng giống như một cái cây, phải chăm sóc tưới tắm mới có thể duy trì sự sống, phát triển tốt và đơm hoa kết trái. Hãy nhớ luôn duy trì và tiếp thêm nguồn năng lượng bình yên cho nhau bằng cách luôn trở về với tỉnh thức, chánh niệm trong mỗi suy nghĩ, mỗi hành vi, mỗi lời nói.

Năng lượng bình yên sẽ nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tình yêu thương và sự vững bền trong mỗi gia đình, góp phần cho nền tảng đạo đức và sức mạnh của xã hội thêm vững chắc. Hãy vững bước trên con đường thong dong của chính mình, đừng đi vào con đường của người khác, đừng tìm vào những chốn đoạn trường để chuốc lấy khổ đau cho mình, cho người thân yêu và đánh mất đi những giá trị lớn lao trong cuộc đời mình. Cuộc đời là cõi mộng, nhưng chính vì thế ta càng phải tận dụng mọi lúc để gom góp vốn liếng, xây dựng nền tảng cho con đường đưa ta về cõi vĩnh hằng.

Lối đời cứ thẳng mà đi
Đừng quanh quất lắm có khi sai lầm.

Thanh

Rate this post