Đậu xanh – Wikipedia tiếng Việt

Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc (tiếng Pháp: haricot mungo, tiếng Anh: mung bean) là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5 mm). Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).

Đậu xanh thuộc loại cây thảo mộc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình tròn trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông, trong chứa hạt hình tròn trụ hơi thuôn, kích cỡ nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa .

Loài Vigna radiata gồm các thứ:

Đối với sức khỏe thể chất[sửa|sửa mã nguồn]

Star of life2.svg Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe.Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này

  • Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
  • Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
  • Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Lá đậu xanh được tận dụng làm dưa nhưng không phổ biến. Vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi.
  • Chữa tiêu chảy nôn mửa: Đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào trong lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3giờ
  • Giải say rượu: Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt
  • Trị trúng nắng: Sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống trị trúng nắng rất công hiệu (Cổ Phương).
  • Ăn thịt chim sẻ với gan heo, bò sinh độc; ăn mực ống với đường đen sinh độc; ăn măng tre lại ăn kẹo mạch nha sinh độc; ăn thịt heo với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày; ăn gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc; ăn cải ba lăng (thứ rau lá chĩa ba, cọng có khía, màu hơi đỏ tía, luộc ăn với đậu hũ rất ngon) uống sữa bò sinh bệnh Lỵ gặp những trường hợp trên uống nước đậu xanh thì giải được độc.
  • Kiêng kỵ: Ăn thịt chó với đậu xanh bụng sẽ trướng to, gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khỏi.

Một vài hình ảnh[sửa|sửa mã nguồn]

  • Những Phương Thuốc Hay “Rau Cỏ Trị Bệnh” (Tạ Duy Chân sưu tầm)
  • Kiến Thức Bồi Bổ Cơ Thể (Chu Nghĩa Hào, Y Tô Mai)
  • Món Ăn Bài Thuốc Hay (Hoa Hồng sưu tầm)
  • Thuốc Hay Quanh Vườn (Ngọc Nga)

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Rate this post