DƯỢC SĨ LÂM SÀNG – BẠN LÀ AI?

Bài viết sau đây của DS Nguyễn Huy Phúc BVQT Minh Anh sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về “ nhân vật”  này.
 
IMG 6512a
Dược sĩ Nguyễn Huy Phúc – BVQT Minh Anh

Về mặt thuật ngữ, các nước trên thế giới định nghĩa về dược lâm sàng rất khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm này luôn mang một ý nghĩa thống nhất là sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Thông qua chương trình đào tạo và chứng chỉ hành nghề, Dược sĩ lâm sàng là một thành phần của nhóm điều trị, họ tham gia chăm sóc bệnh nhân với sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ điều trị để đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả nhất cho người bệnh.
Và để có khả năng hoàn thành tốt công việc của dược lâm sàng, người dược sĩ không những phải có hiểu biết sâu sắc về bệnh học, dược trị liệu, các sản phẩm thuốc mà còn phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin thuốc, diễn giải các xét nghiệm, chẩn đoán và hơn hết đó là kỹ năng giao tiếp với người bệnh và nhân viên y tế.
Riêng tại Việt Nam, việc ứng dụng dược lâm sàng của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Đơn vị Dược lâm sàng đầu tiên được thành lập vào năm 2006 tại bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, hầu hết các bệnh viện lớn cũng như BVQT Minh Anh  đều đã và đang triển khai hoạt động dược lâm sàng.

Tại BVQT Minh Anh, dựa theo  chức năng, nhiệm vụ của người dược sĩ lâm sàng được quy định lần đầu tiên trong thông tư số 31-12/TT-BYT (2012) và theo định nghĩa mới nhất từ Luật Dược 2016, người phụ trách công tác dược lâm sàng sẽ hoạt động cụ thể bao gồm các nội dung sau:

Trước đây, mỗi khi nhắc đến hai từ dược sĩ, người ta sẽ nghĩ đến vai trò chủ yếu của những người hành nghề này là pha chế và cung ứng thuốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học là sự ra đời của nhiều loại thuốc mới (hoạt chất mới, tá dược và dạng bào chế mới…) nhằm đảm bảo song song hiệu quả điều trị và an toàn trong sử dụng thuốc, các cơ sở khám, chữa bệnh cần có một dược sĩ lâm sàng với những kiến thức vững chắc về thuốc (dạng thuốc, cách dùng, độ an toàn và hiệu quả…) tham gia vào đội ngũ điều trị.Bài viết sau đây của DS Nguyễn Huy Phúc BVQT Minh Anh sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về “ nhân vật” này.Dược lâm sàng ra đời tại Hoa Kỳ vào những năm 1960, với hai mục tiêu chính đó là phòng bệnh gây ra do thuốc hay sai sót thuốc và tối ưu trị liệu thuốc. Sau Hoa Kỳ, các quốc gia Châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ… và gần đây là các quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan… cũng đã đưa dược lâm sàng vào chương trình giảng dạy bậc đại học.Về mặt thuật ngữ, các nước trên thế giới định nghĩa về dược lâm sàng rất khác nhau. Tuy nhiên, các khái niệm này luôn mang một ý nghĩa thống nhất là sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.Thông qua chương trình đào tạo và chứng chỉ hành nghề, Dược sĩ lâm sàng là một thành phần của nhóm điều trị, họ tham gia chăm sóc bệnh nhân với sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ điều trị để đảm bảo sử dụng thuốc có hiệu quả nhất cho người bệnh.Và để có khả năng hoàn thành tốt công việc của dược lâm sàng, người dược sĩ không những phải có hiểu biết sâu sắc về bệnh học, dược trị liệu, các sản phẩm thuốc mà còn phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin thuốc, diễn giải các xét nghiệm, chẩn đoán và hơn hết đó là kỹ năng giao tiếp với người bệnh và nhân viên y tế.Riêng tại Việt Nam, việc ứng dụng dược lâm sàng của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Đơn vị Dược lâm sàng đầu tiên được thành lập vào năm 2006 tại bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, hầu hết các bệnh viện lớn cũng như BVQT Minh Anh đều đã và đang triển khai hoạt động dược lâm sàng.Tại BVQT Minh Anh, dựa theo chức năng, nhiệm vụ của người dược sĩ lâm sàng được quy định lần đầu tiên trong thông tư số 31-12/TT-BYT (2012) và theo định nghĩa mới nhất từ Luật Dược 2016, người phụ trách công tác dược lâm sàng sẽ hoạt động cụ thể bao gồm các nội dung sau:

Rate this post