Mũi Cà Mau – Wikipedia tiếng Việt

Tượng đài Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là một mũi đất ở phía nam tỉnh Cà Mau thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây cũng là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.[1]

Ảnh vệ tinh khu vực mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.
Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Nước Ta, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Nước Ta. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8 ° 30 ‘ Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau .Trước đây 1 số ít tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Nước Ta là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8 ° 34 ‘ ( hoặc 8 ° 30 ‘ ) độ vĩ Bắc, 104 ° 40 ‘ ( hoặc 104 ° 50 ‘ ) độ kinh Đông .

Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Và còn có các công trình như cột mốc toạ độ quốc gia, biểu tượng Mũi Cà Mau.

Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn .

Ngày 2 tháng 11 năm 2019, tỉnh Cà Mau quyết định di dời biểu tượng con tàu nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đến vị trí khác. Theo đó, biểu tượng con tàu sẽ di dời đến vị trí mới là khu vực đầu bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau. Nguyên nhân là vì tỉnh Cà Mau triển khai xây dựng một số công trình tại Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau như biểu tượng cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh…Các công trình này có cốt nền cao, trong khi đó biểu tượng con tàu đã xây dựng lâu, có cốt nền thấp, bị ngập khi triều cường dâng cao. Thêm vào đó, hiện bờ kè chống sạt lở Mũi Cà Mau đã được xây dựng phía ngoài, giáp biển.[2]

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau“. Vì vậy, trong tâm thức người Việt, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Rate this post