[Thành ngữ tiếng Trung] Nhân chi sơ, tính bản thiện

“Nhân chi sơ, tính bản thiện” là một tư tưởng mà Khổng Tử đã truyền dạy, được các học trò của ông viết lại trong rất nhiều trong sách vở lưu truyền tới muôn đời. Tuy nhiên ý nghĩa thực sự của “nhân chi sơ, tính bản thiện” không phải ai cũng biết đâu nhé. Vậy thì hôm nay các bạn hãy cùng tiengtrung.com khám phá ý nghĩa của lời dạy này nhé!

1.Nhân chi sơ, tính bản thiện là gì ?

Nhân chi sơ tính bản thiện hay còn được gọi là Nhân chi sơ tính bổn thiện. Đây là đạo lý mở đầu trong cuốn Tam Tự Kinh (三字經 Sānzìjīng). Tam Tự Kinh là cuốn sách chữ Hán được soạn từ đời nhà Tống, đến đời nhà Minh – Thanh được bổ sung. Thời xưa Tam Tự Kinh được dùng để dạy học vỡ lòng cho trẻ con Trung Hoa. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng loại sách này. Nội dung cuốn sách gồm hơn 1000 chữ, cứ ba chữ ghép lại thành một câu có vần. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” được hiểu là Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn tốt lành và lương thiện, khi lớn lên do các yếu tố ngoại cảnh như: con người, xã hội, môi trường tác động mà tính cách trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh. Do vậy cần phải luôn được giáo dục, rèn luyện và giữ gìn, sống lành mạnh thì tính lành mới được gìn giữ, phát triển và tính ác sẽ không có điều kiện nảy sinh. Tư tưởng của Khổng Tử (孔子 Kǒngzǐ) sau này đã được các học trò của ông như Mạnh Tử (孟子 Mèngzǐ) ghi chép truyền đạt lại về sau. Và tư tưởng đạo lý này được giáo dục và tồn tại trong Nho giáo, trái ngược với câu nói Nhân chi sơ tính bản ác của Tuân Tử (荀子 Xúnzi).

      “人之初,性本善

Rén zhī chū, xìng běn shàn

Nhân chi sơ, tính bản thiện”

  • Nhân (人 rén): con người
  • Chi (之 zhī): lúc
  • (初 chū): ban đầu, lúc đầu
  • Tính (性 xìng): tính cách
  • Bản (本 běn): vốn dĩ, vốn có
  • Thiện (善 shàn): hiền lành, lương thiện, tốt lành

2. Theo Mạnh Tử tư tưởng “ Nhân chi sơ, tính bản thiện ” là thế nào ?

Điểm đầu tiên trong tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa và phát triển tư tưởng Nhân(人 rén) của Khổng Tử. Ông lấy tư tưởng Nhân để đề ra thuyết Nhân Chính (lấy dân làm gốc, làm chính). Ông cho rằng phải lấy dân làm gốc, sau đó là xã tắc, rồi cuối cùng mới đến vua. Quân chủ chỉ có thể tồn tại nếu được nhân dân bảo vệ, do đó cần phải thực hiện Nhân Chính bằng cách cho bách tính an cư lạc nghiệp đồng thời cũng cần phải tiếp thu giáo dục Nho gia, hiểu được lễ nghi đạo đức. Nếu như vua không thực hiện Nhân Chính lâu dần sẽ dẫn đến sự bất mãn của dân, từ đó dẫn đến việc đổi vua là chuyện sớm muộn. Mạnh Tử chủ trương phương thức hòa bình để trị thiên hạ, phản đối kịch liệt sự tranh chấp, giằng co giữa các chư hầu.

Đặc điểm tư tưởng thứ hai của ông qua Nhân chi sơ tính bản thiện của Khổng Tử đó là đề ra tính thiện của con người. Đây cũng chính là lý luận cơ bản của tư tưởng Nhân Chính và có đóng góp không nhỏ vào học thuyết Nho gia lúc bấy giờ. Người dạy thuyết Nho gia phải có đức, có tình và theo thiện chứ không được theo ác. Nhưng lý do tại sao thì Không Tử vẫn chưa cho một đáp án rõ ràng, nên sau này Mạnh Tử đã liên hệ giữa thiện và người lại với nhau và cho rằng con người bản tính vốn là thiện. Có lòng trắc ẩn, biết kính trọng, biết xấu hổ và biết phân biệt thị phi phải trái.

3. Chữ Thiện ở đây có những ý nghĩa gì?

Chữ THIỆN trong tính bản thiện không phải là khái niệm thiện ác tương đối trong tục đế mà là tính hoàn hảo trong mỗi con người. Chữ trong nhân chi sơ cũng không chỉ mang ý nghĩa là trẻ sơ sinh mà còn chỉ sự nguyên bản của con người. Câu nói này cũng không những ám chỉ con người mà bất cứ thứ gì nguyên sơ như nó vốn có cũng đều thiện, hoàn hảo.

 Nói cách khác, sự nguyên bản của vạn vật đều hoàn hảo. Ví dụ như bông hoa này là như vậy, nó hoàn hảo bởi chính nó. Còn nếu nói hoa này xấu – đẹp, to – nhỏ… thực chất đều là do ý niệm mỗi người xen vào. Bất kỳ vật nào đúng như bản chất tự nhiên của nó đều là thực tướng (thực hình), thực tánh (thực chất). Còn cái gì đã đổi qua người nhìn nhận tưởng là, cho là, sẽ là, phải là… đều không còn chi sơ nữa. Tất cả cái chi sơ nêu như đều là thực hình, thực tánh, là bản nguyên thì mới được coi là hoàn hảo.

 Khi đặt thêm cho nó khái niệm này khái niệm nọ đồng nghĩa với việc nó đã trở thành thứ mình tự nhận định là đẹp, là thứ tầm thường. Con người thường muốn vạn vật hoàn hảo theo ý mình nên đã vô tình biến chúng trở nên không hoàn hảo. Ví dụ: trái xoài lúc xanh, lúc chín thì lúc nào là hoàn hảo? Người thích ăn xoài chín thì chờ lúc chín là hoàn hảo, người muốn xoài non để chấm muối ớt thì cho lúc non là hoàn hảo. Nhưng thực chất mọi khoảnh khắc của trái xoài đều hoàn hảo với thời-vị-tính của chính nó.

➥ Tổng hợp các thành ngữ tiếng Trung thường gặp 

Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.

Để được tư vấn về những sách học tiếng Trung và những khóa học tiếng Trung .

Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:

Cơ sở 1 : số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, TP. Hà Nội .
đường dây nóng : 09 4400 4400
Cơ sở 2 : số 25, ngõ 68 đường CG cầu giấy, Thành Phố Hà Nội .
đường dây nóng : 09 8595 8595 .

0
0
votes

Article Rating

Rate this post