Song Tử (chiêm tinh) – Wikipedia tiếng Việt

Song TửGemini2.jpgGemini.svgBiểu tượng Hoàng ĐạoCặp song sinhKhoảng thời gian21 tháng 5 – 21 tháng 6Chòm saoSong TửNguyên tốKhíPhẩm chất Hoàng ĐạoBiến đổiChủ tinhSao ThủyTù tinhSao Mộc

Song Tử hay Song Sinh, Song Nam () là cung chiêm tinh thứ ba trong Hoàng Đạo, kéo dài Hoàng Đạo giữa độ thứ 60 và 89 của kinh độ thiên thể. Đây là một trong 4 cung biến đổi (cùng với Nhân Mã, Xử Nữ, Song Ngư) và là một trong 3 cung thuộc nguyên tố Khí (cùng với Thiên Bình và Bảo Bình). Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 21 tháng 5 đến ngày 22 tháng 6 hàng năm. Những người sinh ra trong những ngày này, khi Mặt Trời đang ở trong cung này, được gọi là Geminians (Những người sinh cung Song Tử).[1]

Thần thoại Hy Lạp[sửa|sửa mã nguồn]

Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác. Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của vua cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc “Hãy để con chết thay anh Castor, thưa cha!”. Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình anh em.

Các bài tương quan[sửa|sửa mã nguồn]

  1. ^ Oxford English Dictionary. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
Rate this post