Ngoại tâm thu là gì? Bệnh ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

Mỗi dạng ngoại tâm thu có mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy điều trị ngoại tâm thu thế nào cho hiệu quả, khi nào cần dùng thuốc, khi nào đốt điện, lối sống ra sao để giảm bệnh?

Để giải đáp cho quý vị tất cả những vướng mắc này, chúng tôi đã mời đến chương trình Bác sĩ Lê Đức Việt – Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn. Bác sĩ sẽ giúp quý vị giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây !

BS-Viet-trong-buoi-phong-van-cung-MC-Kim-Chi.jpg

Bác sĩ Việt cùng MC Kim Chi trong buổi tư vấn về bệnh ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

Bệnh ngoại tâm thu có nguy hiểm không, dạng nào nguy hiểm nhất thưa bác sĩ?

Bác sĩ giải đáp: Ngoại tâm thu thì đa phần về sinh lý thì không nguy hiểm. Có chăng thì chỉ gây khó chịu nhất định với bệnh nhân ví dụ như nghẹn ở cổ, hụt hẫng ở tim, hơi khó thở. Sau khi kiểm soát được nguyên nhân khởi phát ngoại tâm thu sinh lý đấy thì tự nó giảm dần cho đến hết. 

Loại ngoại tâm thu nguy hiểm nhất là ngoại tâm thu R/T (ngoại tâm thu R/T là ngoại tâm thu thất sớm có thể gây ra rung thất, đây là dạng ngoại tâm thu nguy hiểm nhất), chỉ được biết khi bệnh nhân làm điện tâm đồ và dễ hình thành các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như xoắn đỉnh, rung thất và phải cấp cứu và sốc điện. Khi bệnh nhân có dạng R/T mà sốc tim gây ra choáng ngất thì bệnh nhân phải đặt máy phá rung hoặc là trước khi đặt máy phá rung thì cần điều trị bằng thuốc hoặc bằng can thiệp nào đó.

Ngoại tâm thu nhĩ thì tôi nghĩ là lành tính rồi, ngoại tâm thu thất chia ra làm 5 loại. Và loại nặng nhất là loại R/T mà tôi kể ở trên. Thứ hai nữa nặng nề hơn là ngoại tâm thu đi thành từng chùm, đa dạng, đa ổ. Tức là trong tâm thất có lớn hơn hoặc bằng 2 ổ phát ngoại tâm thu trở lên cùng hoạt động, tạo thành ngoại tâm thu đa dạng, đa ổ, và đi thành từng chùm, từ chùm 3 trở đi thì ngoại tâm thu ấy rất nguy hiểm. 

Nhưng mà mức độ nguy hiểm của nó không bằng mức độ nguy hiểm của dạng R/T. Ngoại tâm thu mà thất mà nặng nề hơn nữa là ngoại tâm thu rất dày. Nếu nghỉ ngơi thay đổi lối sống nhưng không hề xoá được ngoại tâm thu thì cũng đặt ra vấn đề phải điều trị, thì đấy là 3 dạng ngoại tâm thu được coi là nặng nề và nguy hiểm đối với bệnh nhân.

Ngoại tâm thu có chữa được không?

Thưa bác sĩ, ngoại tâm thu có rất nhiều dạng, vậy thì dạng nào có thể chữa được, dạng nào không chữa được? Và bác sĩ có thể cho biết là hiện nay có phương pháp nào điều trị ngoại tâm thu hiệu quả ví dụ như thuốc, can thiệp?

Bác sĩ giải đáp: Đúng là ngoại tâm thu có nhiều dạng: ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thấtngoại tâm thu thất lại chia làm nhiều loại. Khi bệnh nhân bị ngoại tâm thu thì điều đầu tiên là phải xác định xem nguyên nhân nào dẫn đến ngoại tâm thu chứ không vội vàng cho thuốc hoặc can thiệp gì đó. Và mình cũng phải biết ngoại tâm thu có gây ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân. 

Nếu ngoại tâm thu đó là dạng nguy hiểm thì chắc chắn phải điều trị rồi. Nhưng nếu ngoại tâm thu đó có thể hơi dày một chút nhưng không ảnh hưởng đến huyết động, huyết áp của bệnh nhân, không ảnh hưởng đến cảm nhận của bệnh nhân, triệu chứng cơ năng thì mình cứ bình tĩnh. 

Nhưng phải tìm hiểu xem bệnh nhân có bị lo lắng căng thẳng quá hay không, bệnh nhân có bị nhiễm trùng hay không, hoặc bệnh nhân có đang sử dụng một nhóm thuốc nào đó mà gây ra ngoại tâm thu thì phải triệt hạ các nguyên nhân đó trước. Sau khi đã loại bỏ hết các nguyên nhân đó mà bệnh nhân vẫn bị ngoại tâm thu dai dẳng thì mới bắt đầu cho dùng thuốc trị ngoại tâm thu. 

Có một số nhóm thuốc dùng để điều trị ngoại tâm thu. Thuốc chống rối loạn nhịp tim nhóm I hiệu quả tốt nhưng Việt Nam mình không có. Nên chúng tôi hay sử dụng nhóm số II và III, đó là thuốc chẹn beta giao cảm, có tác dụng xóa mờ, cải thiện được số lượng ngoại tâm thu. Biệt dược như Bisoprolol, Betaloc-Zok có tác dụng khá tốt. Hoặc sử dụng nhóm thuốc số III như Cordarone (Amiodarone) cũng khá tốt. 

Sau khi sử dụng các thuốc trên mà không có hiệu quả thì mới tính đến chuyện can thiệp. Có can thiệp rất tốt như thăm dò điện sinh lý (đốt ngoại tâm thu) và điều trị EP (thăm dò điện sinh lý để phát hiện vị trí gây rối loạn nhịp). Thăm dò điện sinh lý là tìm các ổ phát xung động ngoại lai mà gây ra ngoại tâm thu rồi dùng sóng cao tần có năng lượng radio để đốt ngoại tâm thu thì bệnh nhân sẽ hết. Sau khi điều trị như vậy thì vẫn cần điều trị thêm bằng thuốc cho bệnh nhân.

Người bệnh ngoại tâm thu có phải uống thuốc suốt đời không thưa bác sĩ ?

Bác sĩ giải đáp: Ngoại tâm thu thì không phải bệnh nhân nào cũng phải uống thuốc suốt đời. Có nhóm bệnh nhân phải sử dụng thuốc suốt đời. Có nhóm sau khi bệnh nhân lên những đợt ngoại tâm thu, sử dụng thuốc thì bệnh nhân hết, trở lại hoạt động bình thường, có thể điều trị thêm một thời gian sau đó thì dừng lại. 

Dặn bệnh nhân theo dõi, khi nào có triệu chứng kể trên có thể đi khám, sử dụng thêm một liều thuốc nữa. Có những bệnh nhân nếu dừng thuốc ra thì lại bắt đầu tái diễn lại. Thậm chí điều trị EP (thăm dò điện sinh lý tim để phát hiện vị trí rối loạn nhịp), điều trị RF để triệt đốt các ổ ngoại tâm thu thành công đến 95% nhưng bệnh nhân vẫn có thể tái phát lại do có thể lúc ấy đốt chưa hết ổ ngoại tâm thu hoặc bệnh nhân lại nảy sinh ra thêm một ổ khác.

Chính vì vậy bác sĩ sau khi điều trị vẫn phải kê thêm thuốc để uống. Như vậy có những bệnh nhân uống hết cả đời, có bệnh nhân chỉ uống một thời hạn thôi .

Khong-phai-cu-bi-ngoai-tam-thu-la-se-uong-thuoc-suot-doi.jpg

Không phải cứ bị ngoại tâm thu là sẽ uống thuốc suốt đời

Có những phương pháp nào điều trị ngoại tâm thu? Và bác sĩ có thể kể ra 1 số thực phẩm tốt cho người ngoại tâm thu để người bệnh có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày được không ạ?

Bác sĩ giải đáp: Thực ra mà nói, điều trị ngoại tâm thu đầu tiên phải dùng thuốc trước. Nếu dùng thuốc rồi vẫn không xóa được hết ngoại tâm thu, vẫn còn số lượng nhiều, vẫn gây ra triệu chứng thì người ta mới bắt đầu tiến hành can thiệp cho bệnh nhân. Còn sử dụng thuốc là phải theo chỉ định của bác sĩ rồi, có những nhóm thuốc để giảm ngoại tâm thu, ví dụ nhóm chẹn beta giao cảm thuộc nhóm 2, nhóm Amiodaron, biệt dược Cordarone thuộc nhóm số 3.

Bác sĩ có thể kể ra 1 số thực phẩm tốt cho người ngoại tâm thu nên ăn?

Bác sĩ giải đáp: Bệnh nhân đa phần không phải kiêng khem thực phẩm gì, nếu mà có kiêng khem thì chỉ kiêng dựa trên các bệnh lý kèm theo thôi. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, các nhóm đồ ăn thiên về rau củ quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường nước, đặc biệt khi hoạt động gây ra tình trạng mất nước. Có thể uống thêm 1 số nhóm thuốc để bù phụ lại lượng điện giải đồ trong cơ thể mình.

Ngoài việc ăn uống thì người ngoại tâm thu nên tập luyện thể dục ra sao để ổn định nhịp tim lâu dài ạ?

Bác sĩ giải đáp: Đa phần bệnh nhân ngoại tâm thu không thuộc nhóm ngoại tâm thu nguy hiểm thì hoạt động thể lực bình thường. Còn những ngoại tâm thu mang tính chất nguy hiểm thì bệnh nhân nên hạn chế căng thẳng, lo âu.

Thưa bác sĩ, thường thì bệnh ngoại tâm thu sẽ được phát hiện như thế nào ?

Bác sĩ giải đáp: Bệnh ngoại tâm thu có thể được phát hiện và chẩn đoán sơ bộ nếu chúng xuất hiện theo quy luật bằng việc kiểm tra một số hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhịp ngoại tâm thu của người bệnh xuất hiện không thường xuyên, huyết áp ổn định thì chúng ta nên thực hiện thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác như:

  • Siêu âm tim : xét nghiệm này giúp phân phối những thông tin cụ thể bằng cách sử dụng sóng âm để cho ra hình ảnh điện tim .
  • Đo điện tâm đồ ( ECG ) : quan sát hoạt động giải trí điện tim của người bệnh khi nghỉ ngơi .
  • Chụp động mạch : triển khai kiểm tra lượng máu qua động mạch vành tim bằng cách sử dụng chất phản quang và chụp Xquang .
  • Sử dụng thiết bị Holter monitor để theo dõi điện tim : Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị có năng lực ghi lại hoạt động giải trí của điện tim liên tục trong 24 h khi người bệnh hoạt động giải trí thông thường trong ngày .

Bác sĩ có thể cho biết một số biện pháp có thể phòng tránh bệnh ngoại tâm thu không?

Bác sĩ giải đáp: Nếu xét trên thực tế thì không có một biện pháp nào có thể phòng tránh hoàn toàn bệnh ngoại tâm thu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu các biến chứng và tác hại do ngoại tâm thu gây ra với một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Gạt bỏ những tâm lý xấu đi và duy trì trạng thái sáng sủa, tự do
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh
  • Tập trung điều trị những bệnh lý nền, đặc biệt quan trọng là những bệnh tương quan đến hệ tim mạch .
  • Tránh thực trạng đổi khác cảm hứng bất thần như nóng giận, cáu gắt, bực tức …
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất, rau xanh, hoa quả và thiết kế xây dựng chính sách ăn hài hòa và hợp lý .
  • Tránh những loại thực phẩm có hại cho hệ tim mạch, đặc biệt quan trọng là thực phẩm giàu mỡ động vật hoang dã .
  • Không nên hoạt động giải trí, thao tác và học tập quá sức, nên có chính sách, thời hạn nghỉ ngơi tương thích .
  • Đều đặn và kiên trì tập thể dục thể thao .
  • Hạn chế sử dụng những mẫu sản phẩm chứa chất kích thích và gây hại cho hệ tim mạch như cafe, thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn .

Xem thêm: 
Ngoại tâm thu nhịp đập nhịp bỏ là bệnh gì và phải làm sao?

Khi nào cần đốt điện tim và lưu ý sau khi đốt

Khi thuốc không còn tính năng thì phải can thiệp, vậy tiêu chuẩn nào để xác lập người bệnh chỉ cần dùng thuốc, tiêu chuẩn nào cho thấy thuốc không còn tính năng và cần can thiệp ? Khi đó can thiệp thì có giải pháp nào ?

dot-dien-dieu-tri-ngoai-tam-thu-hieu-qua-den-95-nhung-cung-co-the-tai-phat.jpg

Đốt điện điều trị ngoại tâm thu hiệu quả đến 95% nhưng cũng có thể tái phát

Bác sĩ giải đáp: Bệnh nhân bị ngoại tâm thu sẽ ảnh hưởng đến triệu chứng cơ năng của bệnh nhân. Bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, hẫng hụt tim, khó chịu, nghẹn nghẹn ở cổ họng, thậm chí là khó thở và phải sử dụng thuốc. Thông thường thì bác sĩ kê đơn thuốc trong khoảng thời gian: 1, 2, 3 tháng và sau từng tháng đấy. Bệnh nhân đi khám lại, bác sĩ trực tiếp làm điện tâm đồ và làm Holter điện tâm đồ để đánh giá sổ lượng ngoại tâm thu. Thí dụ tháng này và tháng trước có khác gì nhau không, có xu hướng giảm dần không. Đấy là cái tiêu chí đánh giá xem sử dụng thuốc có hiệu quả. Còn nếu nó không có gì thay đổi, thậm chí nó còn nặng hơn thì bệnh nhân có thể có chỉ định thăm dò sinh lý và điều trị RF, điều trị bằng sóng năng lượng có tần số radio để triệt đốt ổ phát ngoại tâm thu ở trong tim của bệnh nhân.

Thưa bác sỹ, bác sỹ nói thêm về chiêu thức điều trị đốt điện tim RF ?

Bác sĩ giải đáp: RF là từ viết tắt của Radio Frequency dịch ra tiếng việt là điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Người ta sẽ thăm dò điện sinh lý để phát hiện ra ổ phát xung động nằm ở vị trí nào. Sau đó sẽ dùng các đầu điện cực phát ra năng lượng có tần số radio đấy, phóng ra tại vị trí đấy để đốt.

Sau khi đốt điện người bệnh cần ẩm thực ăn uống, hoạt động và sinh hoạt như thế nào để phòng ngừa tái ?

Bác sĩ giải đáp: Sau khi điều trị triệt đốt xong, thông thường bác sĩ vẫn quản lý bệnh nhân, sợ rằng bệnh nhân không tái khám thôi. Bệnh nhân vẫn được sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim để ổn định nhịp tim, phòng tránh tái phát các ổ phát xung động khác hoặc ổ phát xung động còn tồn dư. Chế độ ăn sinh hoạt thì bình thường, hoạt động thể dục thể thao, ăn uống, vui chơi giải trí hoàn toàn bình thường, không phải lo lắng kiêng khem gì. Đối với bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim còn trẻ mà phải điều trị RF (đốt điện tim), bạn sinh hoạt bình thường, vẫn có người yêu, có gia đình, đi du lịch, ăn uống bình thường.

Hy vọng bạn đã trang bị thêm cho bản thân kiến thức về bệnh ngoại tâm thu  thông qua buổi tư vấn của bác sỹ Lê Đức Việt – Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn về sự nguy hiểm của ngoại tâm thu, cũng như cách điều trị bằng thuốc, can thiệp và bằng chế độ ăn, lối sống.

Bác sĩ vấn đáp : ” Ngoại tâm thu thất nguy khốn không ? Cách điều trị ”

 

Rate this post