thuyết minh về cách làm máy bay giấy câu hỏi 3673078 – https://blogchiase247.net

Chúng ta thường liên tưởng đến những chiếc máy bay giấy là những tờ giấy học trò gấp ẩu bay lờ đờ vòng quanh lớp học. Tuy nhiên, thiết kế của máy bay giấy đã được cải tiến qua nhiều năm, và ngày nay chỉ cần một làn gió nhẹ là có thể giúp chiếc máy bay giấy bay rất nhanh, vượt qua khoảng cách tương đương với khoảng cách bạn ném chiếc đĩa bay nhựa. Tất cả chỉ cần vài phút và đôi bàn tay rắn rỏi. Với một mảnh giấy cứng, gấp chắc tay, chính xác và ngắm tác phẩm của mình bay lượn.

Bắt đầu với một tờ giấy phẳng. Đặt tờ giấy lên mặt phẳng trước mặt. Chọn tờ giấy không có nếp gấp hay bị nhăn, vì điều này có thể làm giảm khả năng bay của chiếc máy bay khi đã hoàn thành. Ban đầu bạn nên dùng giấy to để dễ gấp hơn trước khi thử gấp các cỡ giấy khác. Tạo các nếp gấp từ trên xuống sẽ dễ hơn, loại giấy viết thư tiêu chuẩn cỡ 21×30 cm (tương đương với khổ giấy A4) là tốt nhất. Tiếp theo là gấp giấy làm đôi theo chiều dọc, sau đó mở ra. Xoay giấy theo chiều dài và gấp xuống giữa tờ giấy. Gấp sao cho các góc trên trùng với các góc dưới tờ giấy. Miết móng tay cái lên đường gấp để tạo nếp, sau đó mở ra sao cho tờ giấy hơi xòe ra thành hình chữ ‘V.’ Nếp gấp giữa tờ giấy đóng vai trò làm đường hướng dẫn cho các nếp gấp sau, cũng có thể gấp theo chiều rộng tờ giấy nếu thích. Đường gấp sẽ hướng dẫn cho các đường gấp dọc. Gấp hai góc trên xuống. Gấp cả hai góc trên của tờ giấy xuống sao cho trùng với đường gấp ở giữa tờ giấy. Miết xuống để giữ cố định nếp gấp. Hai góc vừa gấp sẽ tạo thành một hình tam giác lớn trên đầu tờ giấy.  Gấp hình tam giác trên đầu tờ giấy xuống. Gấp hình tam giác vừa tạo thành bởi hai góc trên tờ giấy xuống. Tờ giấy bây giờ sẽ có hình dạng như một chiếc phong bì, với một hình vuông ở dưới và một hình tam giác bên trên có đầu nhọn hướng xuống. Đây sẽ là phần thân máy bay. Chừa lại một khoảng hở 5 -7,5 cm giữa đầu nhọn của tam giác và cạnh dưới của tờ giấy. Gấp giấy xuống là để giảm kích thước và tăng độ dày cho chiếc máy bay, từ đó tăng trọng lượng để giúp máy bay đi xa hơn. Gấp hai góc trên xuống sao cho hai mép giấy gặp nhau ở giữa tờ giấy. Cẩn thận gấp hai góc trên một lần nữa cho trùng với nếp gấp giữa tờ giấy. Chừa lại một khoảng ngắn của phần giấy đã gấp trước đó sao cho còn một mẩu tam giác nhỏ nhô ra bên dưới nếp gấp mới. Hình tam giác này nên dài khoảng 2,5 cm. Điểm nhọn trên đầu tờ giấy sau lần gấp cuối cùng sẽ là mũi của máy bay. Gấp mẩu giấy hình tam giác lên. Gấp mẩu giấy hình tam giác lên trên phần giấy vừa gấp trước đó để cài chặt các mép giấy. Nhớ gấp mẩu giấy sao cho chóp nhọn của hình tam giác nhỏ thẳng hàng với đường gấp ở giữa. Nếp gấp này rất quan trọng, vì nó giúp duy trì hình dạng máy bay và giữ thăng bằng khi bay. Kỹ thuật sử dụng mẩu giấy tam giác để giữ cố định nếp gấp còn gọi là “khóa Nakamura,” được đặt theo tên của nhà thiết kế đã sáng tạo ra nó trong bộ môn gấp giấy origami. Gấp tờ giấy ra ngoài để tạo thành thân máy bay. Bây giờ gấp đôi tờ giấy ra phía ngoài, theo chiều ngược lại với đường gấp đầu tiên ở chính giữa. Phần tam giác vừa gấp ở bên dưới chiếc máy bay sẽ tạo nên sức nặng và độ ổn định cho máy bay, đồng thời thấy được kích thước và hình dạng cuối cùng của chiếc máy bay. Khi gấp tờ giấy ngược lại, phần tam giác bên dưới sẽ bao bên ngoài bụng máy bay, giữ cho máy bay khỏi bung, đồng thời tạo thành chỗ cầm và phóng máy bay dễ dàng hơn. Và gấp các nếp cuối cùng để làm cánh máy bay. Đặt máy bay nằm nghiêng trên một mặt và gấp mảnh giấy xuống sao cho góc trên ngang bằng với bụng máy bay. Lật qua mặt kia và gấp tương tự như vậy để tạo thành hai cánh máy bay. Miết xuống để giữ nếp gấp.

Giờ thì chiếc máy bay đã hoàn thành! Cẩn thận đừng làm cong cánh máy bay khi gấp. Ra nơi nào đó rộng rãi để phóng máy bay. Máy bay gấp theo thiết kế này sẽ bay xa, thẳng, và có thể đạt đến tốc độ khá ấn tượng. 

Rate this post